New FAMILUG

The PyMiers

Tuesday, 29 June 2010

Văn thơ Fami :))


Ô tô tàu thuỷ máy bay
khôg bằg xe đạp tràn đầy tìh thuơg :X



Không thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Sunday, 27 June 2010

Bài toán "kiểm định độ điêu" =))

Vừa xem xong transporter 3. Phim này đúng là quảng cáo cho Audi =p~
xe ngon vật vã mà người thì rõ xấu =))


Có 1 tình tiết như sau, đề nghị anh em rảnh rỗi ngồi tính xem chi tiết này có thực tế không:
Chiếc audi rơi xuống dưới cái đập nước. Chú Frank bơi ra , xả khí từ trong lốp vào cái phao rồi kéo cho con Audi nổi lên như ` cái thuyền. Liệu tổng lượng khí tháo ra từ 4 bánh cho vào cái  "phao" có kéo nổi audi lên nhờ lực dẩy Acsimet?

Tự lấy thông số, down phim về xem để kiểm chứng nhé ;)

Friday, 25 June 2010

FAMILUG

Thông báo thành lập Familug - FAMI Linux User Group

I. Mục đích.
- Lập 1 team sử dụng và phát triển Open Software.
- Mở rộng cộng đồng Linux trong FAMI.
- Hỗ trợ, cung cấp, cài đặt bảo trì OS Ubuntu.

II. Thành phần group.
- Fami's students & friends

III. Phương hướng, hình thức hoạt động.
- Giúp đỡ, hỗ trợ cài đặt và sử dụng HĐH Ubuntu.
- Thiết kế bài giảng, thực hiện 1 tiết thuyết trình mỗi 2 tuần về cách sử dụng Linux-based OS.
- Khi đạt đến trình độ nhất định, chuyển sang tập trung nghiên cứu, tìm hiểu source của OS và các software khác.
- Tạo 1 group để thảo luận. Lập mailist để gửi tài liệu.
- Hoạt động trên sự đóng góp của các tình nguyện viên. Sẽ kêu gọi đóng góp tài chính nếu cần thiết.
- Mục tiêu : đến khi ra trường trở thành 1 team có chút ít tiếng tăm và sản phẩm. Tạo thuận lợi cho công việc về sau.

Founder
HVNBBZ


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
PS: Có thể bây giờ hiểu biết còn hạn hẹp, trình độ còn chưa bằng ai... nhưng muốn là ngươì dẫn đầu, hãy là người đi đầu \m/

Tuesday, 22 June 2010

[Tut]Cài đặt Ubuntu từ đĩa USB di động

Để có thể năng động hơn trong cài đặt ubuntu ;))

Tải chương trình hỗ trợ

Để tiến hành cài đặt Ubuntu cũng như nhiều phiên bản khác từ ổ nhớ di động USB Flash, bạn cần có chương trình hỗ trợ tạo ổ USB Flash khởi động, điển hình là chương trình UNetbootin (Universal Netboot Installer). Bạn có thể vào trang web unetbootin.sourceforge.net để tải về bản mới nhất của phần mềm này. Ở đây bạn có thể tìm thấy cả 2 phiên bản cho phép chạy trên Windows và Linux.

Kích hoạt chương trình UNetbootin

UNetbootin là chương trình chạy không cần cài đặt. Với Windows bạn chỉ việc click đúp vào tệp thực thi (.exe) vừa tải về là có thể sử dụng được luôn. Với Linux cũng như vậy, điểm chú ý là bạn có thể phải thêm thuộc tính thực thi cho tệp vửa tải về để có thể chạy được nó, ngoài ra Unetbootin cần thêm các gói mtools để làm việc với USB drive, p7zip-full để giải nén dữ liệu từ tệp tin iso.

[sửa] Giao diện UNetbootin

Cả 2 phiên bản chương trình UNetBootin cho Windows và Linux đều có giao diện đồ họa trực quan và dễ dàng sử dụng.

Với Windows

Unetbootin Screenshot 1 on Windows XP
Với Kubuntu
Unetbootin screenshot 1 on Kubuntu
Cửa sổ chính của UNetbootin như trên có thể chia làm 2 phần chính: phần trên gồm các lựa chọn nguồn dữ liệu để tạo ổ USB flash khởi động, phần dưới là phần chọn thiết bị làm vị trí cài đặt.

UNetbootin có 3 lựa chọn nguồn dữ liệu để tạo ổ USB flash khởi động.

  • Distribution: tự động tải tệp iso từ server về và tiến hành cài đặt. Bạn có thể chọn dòng Linux cũng như phiên bản của dòng đó ở 2 ô bên cạnh. UNetbootin hỗ trợ hầu hết các dòng Linux thông dụng hiện nay. Phiên bản của từng dòng mà nó hỗ trợ là phiên bản mới nhất trở vể trước tính từ lúc phiên bản UNetbootin bạn đang dùng ra đời. Như vậy sau mỗi lần một dòng Linux cho ra đời 1 phiên bản mới UNetbootin cũng phải ra một phiên bản mới để cập nhật lại sự thay đổi này. Để xem phiên bản Linux mà UNetbootin hỗ trợ, bạn có thể xem tại nơi tải phần mềm này đã giới thiệu ở trên.
  • Diskimage: cài đặt từ một tệp sao lưu nào đó. UNetbootin cho phép 2 kiểu dữ liệu sao lưu là tệp iso và tệp sao lưu đĩa mềm. Tệp sao lưu đĩa mềm hiển nhiên là chỉ cho phép khởi động máy tính mà thôi nên ta không xét đến. Hãy chọn kiểu tệp ISO và chọn đến tệp iso của đĩa cài đặt Ubuntu mà bạn đã tải về từ Internet hay copy ở đâu đó.
  • Custom: cài đặt tùy chọn. Phần này cần có những hiểu biết về quá trình khởi động của máy tính nên ta không tìm hiểu phần này.

UNetbootin không chỉ cho phép tạo các ổ USB Flash khởi động làm đĩa cài đặt cho Linux mà còn có thể chép đĩa cài đặt lên ổ cứng và cho phép bạn cài Linux từ ổ cứng. Bạn có thể chọn kiểu ổ lưu trữ là USB drive hoặc Hard drive, hoặc chọn Show all Drives để hiển thị tất cả các thiết bị liên kết đến máy tính của bạn (nếu chọn phần này cần chú ý khi chọn là có những thiết bị trong danh sách không phải thiết bị lưu trữ nên không cài đặt được). Sau đó bạn có thể chọn thiết bị làm vị trí cài đặt

Hãy lựa chọn theo ý muốn của bạn để có thể tạo được một ổ Ubuntu Live USB flash disk. Và bây giờ bạn có thể nhấn OK để tiếp tục.

[sửa] Tiến trình thực hiện

Sau khi bạn nhấn OK, việc tiếp theo là ngồi chờ mà thôi. UNetbootin sẽ tạo các tệp tin khởi động lên ổ USB Flash (hoặc ổ cứng tùy theo bạn đã chọn, và nếu bạn chọn ổ cứng thì nó sẽ thêm vào menu khởi động một mục cho phép bạn khởi động máy tính từ đĩa cài đặt Ubuntu như một hệ điều hành trên ổ cứng) và giải nén dữ liệu từ tệp tin iso vào ổ USB flash (hoặc vào ổ cứng). Tốc độ nhanh hay chậm tùy thuộc vào cấu hình máy.

Windows:

Unetbootin screenshot 2 on Win
Kubuntu:
UNetbootin sreenshot 2 on Kubuntu
Ubuntu:
UNetbootin screenshot 2 on Kubuntu
Và bây giờ bạn đã có trong tay một Ubuntu Live USB flash disk (hoặc Ubuntu Live Hard disk). Bây giờ ta chuyển sang giai đoạn cài đặt Ubuntu.


Việc cài đặt như live CD nhưng main của bạn phải hỗ trợ Boot USB :))
Rất có ích cho laptop
nguồn wiki ubuntu

[CMD]Các lệnh về thư mục và tập tin

bài viết đã được viết lại bởi tu0703

Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về các lệnh liên quan đến việc di chuyển trong hệ thống Linux là như thế nào. Một khởi đầu rất quan trọng để hiểu hơn về cách mà Linux sắp xếp các file, các directory(thư mục). Mình sẽ viết tắt Directory bằng chữ dir cho nhanh gọn nhé.

pwd - thư mục hiện tại

pwd là viết tắt của Print Working Directory (In ra thư mục hiện tại). Nếu bạn để ý thì sẽ thấy hầu hết các lệnh trong Linux đều là viết tắt của một từ hay cụm từ nào đó.
Khi dùng lệnh pwd chúng ta sẽ có full path của thư mục mà chúng ta đang dùng ở hiện tại. Ở trên Gnome thì trên thanh tiêu đề Terminal có hiển thị sẵn thư mục đang dùng rồi.

ls - liệt kê những file/dir

ls sẽ liệt kê toàn bộ những file, directory có trong thư mục hiện tại. Nếu các bạn sử dụng Linux thì đây sẽ là một lệnh có thể nói là dùng nhiều nhất nhì. Cách sử dụng:
ls [option]
Một số option thường dùng:
  • ls -l sẽ hiển thị tên file, directory cùng với size, ngày tháng chỉnh sửa gần nhất, user sở hữu và các permisson của user đó. Chúng ta còn có thể sử dụng ll cho ngắn gọn hơn ls -l
  • ls -a sẽ hiển thị toàn bộ file/thư mục, kể các các file/thư mục ẩn.
  • ls -h hiển thị size dưới dạng dễ hiểu hơn, như KB, MB ...
  • ls -R hiện thị cả các file ở các sub-directory
  • ls [directory_path] sẽ hiển thị các file/thư mục ở directory đó, có thể dùng thêm các options bên trên.

cd - di chuyển sang directory khác

lệnh cd cho phép bạn thay đổi thư mục hiện hành. Khi bạn mở một terminal, bạn sẽ ở trong thư mục home. Để di chuyển sang nơi khác, bạn dùng lệnh cd. Phần này ta sẽ dùng ví dụ cho trực quan.

cd đến thư mục /usr/local
fml@ubuntu:~$ cd /usr/local
cd tiếp đến /usr/local/lib kiểu absolute path
fml@ubuntu:/usr/local$ cd /usr/local/lib
fml@ubuntu:/usr/local/lib$
Hoặc có thể sử dụng relative path để cd đến /usr/local/lib (cứ viết vài chữ cái đầu tên thư mục rồi TAB là được)
fml@ubuntu:/usr/local$ cd lib
fml@ubuntu:/usr/local/lib$
Chuyển sang thư mục mẹ
fml@ubuntu:/usr/local/lib$ cd ..
fml@ubuntu:/usr/local$
Di chuyển về home
fml@ubuntu:/usr/local$ cd
fml@ubuntu:~$
cd đến thư mục có dấu cách thì ta sẽ dùng "\", hoặc để tên directory trong cặp quote "tên_directory", nhưng nhanh nhất thì cứ viết chữ cái đầu rồi TAB là xong.
Quay về folder trước
fml@ubuntu:~$ cd -

cp - copy

lệnh cp sẽ sao chép một tập tin cho bạn. Ví dụ: lệnh "cp cinema movie" sẽ sao chép tập tin "cinema" ra tập tin "movie", tập tin cinema vẫn còn đó. Nếu bạn muốn sao chép thư mục, bạn dùng lệnh: "cp -r cinema movie"sẽ tạo thư mục "movie" có nội dung y hệt như thư mục "cinema".

Để tạo bản copy của 1 file nhưng với tên khác trong cùng directory
cp [file_name] [another_name]
Để copy 1 hay nhiều file đến directory khác
cp [file_1] [file_2] [file_n] [dir_path]
Để copy dir này sang dir khác. Chú ý: tên folder cần copy không được có dấu "/" ở cuối, nếu không sẽ lỗi.
cp -r [dir_path] [target_dir_path]
Còn rất nhiều option hay ho khác của lệnh cp, nhưng ở đây mình chỉ giới thiệu những cái hay dùng nhất. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, hãy dùng lệnh man hoặc vào đây để đọc thêm.

mv - di chuyển hoặc đổi tên

mv viết tắt của move. Chúng ta sẽ dùng lệnh mv khi cần đổi tên hay di chuyển file, dir ra chỗ khác.

Đổi tên file, dir
mv [old_name] [new_name]
Nhưng nếu đã có file trùng với tên ta muốn đổi, mv sẽ ghi đè lại file đó, rất nguy hiểm. Thay vì dùng mv không, ta hãy sử dụng thêm option -i để chắc chắn hơn.
mv -i [old_name] [new_name]
Chuyển đến dir khác
mv [file/dir_name] [dir_path]
Lưu ý rằng nếu bạn dùng lệnh mv kèm với lệnh sudo, bạn có thể dùng lối tắt “~”, vì khi đó, máy sẽ hiểu “~” là thư mục home của bạn. Tuy nhiên, khi bạn đã dùng lệnh sudo -i hoặc sudo -s trước đó thì “~” mang nghĩa là thư mục home của root, không phải của bạn.

rm - xóa file/directory

rm dùng để xóa file/dir với mặc định là không cần sự xác nhận. Vì vậy bạn nên cần cực kỳ cẩn thận khi dùng lệnh này.
Xóa file với default (không hỏi, xóa luôn)
rm [file_name]
Nhưng tốt hơn bạn vẫn nên dùng với option -i trước khi xóa, đề phòng nhầm lẫn không đáng có.
Xóa dir thì lằng nhằng hơn. Nếu dir rỗng, bạn có thể dùng rmdir, hoặc option -d. Còn nếu dir không rỗng thì không xóa được, đầu tiên phải làm trống dir đó trước với option -r đã.

Và option -f sẽ xóa bất kể file đó có write-protected hay không. Trừ khi file đó nằm trong dir được write-protected. (write-protected nghĩa là nó được set với permisson của root hay một user có quyền cao hơn user hiện tại. Nghĩa là nếu bạn đang là root hay đang dùng sudo thì nó sẽ xóa tất, xóa sạch, xóa triệt để). Không nên dùng -f nếu chưa chắc chắn hay chưa hiểu về nó đủ kỹ.

Lệnh về thông tin hệ thống

df - kiểm tra dung lượng các partition

df (disk free) sẽ hiển thị mức độ chiếm dụng không gian đĩa cứng của tập tin hệ thống ở tất cả những phân vùng được gắn kết. Mặc định nó sẽ hiển thị theo dạng 1K block, nếu muốn hiển thị theo những thông số để chúng ta đọc hiểu được, thì phải dùng option -h.

Để hiển thị toàn bộ, dùng option -a. Còn nếu bạn muốn check riêng 1 phân vùng, ví dụ như /dev/sda7, thì chỉ cần thêm đường dẫn vào sau là ổn.

du - kiểm tra dung lượng các directory

du (Disk Usage) hiện thị mức chiếm dụng không gian đĩa cứng của một thư mục. Nó có thể vừa hiển thị không gian đĩa được sử dụng của tất cả các thư mục con vừa hiện thị tổng quát thông tin về thư mục của bạn.

Chúng ta cũng sẽ dùng option -h để hiển thị dung lượng bằng thông số đọc hiểu được. Cách dùng như lệnh df. Một số option khác như: -c để hiển thị tổng cộng, -s chỉ hiện thị tổng dung lượng mà không hiển thị chi tiết.
➜ ~ sudo du -sh /home/
8,0G   /home/

free - thông tin về RAM

Lệnh free hiển thị dung lượng bộ nhớ (RAM) còn trống và đang sử dụng. Chỉ cần gõ free và bạn sẽ biết được còn trống bao nhiêu RAM, và cả Swap nữa. Chúng ta vẫn dùng -h để hiển thị dưới dạng hiểu được. Một số option khác như:


  • -b : hiển thị dưới dạng Byte (B)
  • -k : hiển thị dưới dạng Kilo Bytes (KB)
  • -m : hiển thị dưới dạng Megabytes (MB)
  • -g : hiển thị dưới dạng Gigabytes (GB)
  • -t : hiển thị tổng cộng số RAM

top - một Task Manager của Linux

Lệnh top hiển thị thông tin về hệ thống Linux của bạn, các tiến trình này đang chạy và tài nguyện hệ thống, bao gồm: CPU, RAM & swap và tổng số tác vụ đang chạy. Để thoát top, nhấn phím “q”.

Để sắp xếp Memory/Cpu/Process ID/Running Time theo thứ tự giảm dần:
  • Nhấn M để sắp xếp theo Memory
  • Nhấn P để sắp xếp theo Cpu
  • Nhấn N để sắp xếp theo PID
  • Nhấn T để sắp xếp theo thời gian chạy
Nhấn R để thay đổi thứ tự trên. Ấn X hoặc B để bôi đậm dòng được sắp xếp. Ấn C để hiện cả đường dẫn đến tác vụ đang chạy. Ấn V để sắp xếp theo kiểu tree v.v.... Còn rất nhiều option hay ho khác, bạn có thể dùng lệnh man hoặc vào đây để đọc thêm.

uname - thông tin về Kernel

lệnh uname với tùy chọn -a sẽ hiển thị toàn bộ thông tin hệ thống, bao gồm tên máy tính, tên nhân kernel kèm số phiên bản và một vài chi tiết khác. Nó rất hữu dụng để kiểm tra bạn đang dùng nhân kernel nào. Một vài option khác:
  • -r : kernel release
  • -v : version của kernel
  • -m : Hardware name, i386 là 32-bit, x86_64 là 64-bit
  • -i : Hardware platform,
  • -p : Processor type
  • -o : Hệ điều hành đang dùng
Ngoài ra bạn còn có thể dùng lệnh lsb_release với tùy chọn -a sẽ hiển thị thông tin phiên bản Linux bạn đang dùng, ví dụ:
➜ ~ lsb_release -a
No LSB modules are available.
Distributor ID: Ubuntu
Description: Ubuntu 14.04.4 LTS
Release: 14.04
Codename: trusty

ifconfig - hiển thị thông tin mạng

ifconfig dùng để báo cáo về các thiết bị mạng trên máy tính. Nó cũng giống như ipconfig trên Windows vậy. Để xem chi tiết hơn về 1 mạng, ví dụ như wlan0, chỉ cần thêm tên vào sau lệnh ifconfig. Hiện tại chúng ta chỉ cần thế thôi, chi tiết sâu hơn để bài khác.

Kết luận

Vậy là chúng ta đã biết rất nhiều lệnh hay ho và cần thiết khi sử dụng Linux rồi. Đó là những lệnh rất căn bản, làm quen với nó xong thì chắc chắn bạn sẽ thích Linux hơn Windows rất nhiều.

Để tìm hiểu sâu hơn về các command, các bạn có thể vàohttp://www.familug.org/2012/03/ccgu-cat-cut-grep-uniq.html để đọc thêm nhé.

Monday, 14 June 2010

Gửi các homie, familugers :D

:D

Gửi các homie, những thằng đang học lại và trượt thêm lần nữa, những thằng tiếp tục trượt liên miên vài môn một kỳ...........

Vài điều cần nói ....

Thứ 1: đã là sv khoa tóan thì đừng cố trốn chạy khỏi cái đống đạo hàm tích phân làm gì. Bỏ thời gian mà đổi lấy đống kiến thức đấy đi,  vì còn phải học 1 đống tóan nữa, đừng vì mấy cái thứ lăng nhăngấy mà làm mấy môn khác trượt lây . :D

Thứ 2: đã xác định học lại thì phải xác định ít nhất là qua. Không thì thôi đừng ĐK, phí tiền phí thời gian.

Thứ 3: Sang năm chia mỗi môn cho 1 thằng làm thầy giáo nhé. Cho ĐK từ đầu kì luôn để cho thằng ấy nó học giỏi môn í luôn. Thi cử có chỗ mà nhờ :-j


Cuối cùng , em chúc các bạn đè nốt em Kute cuối cùng để đc giải phóng khỏi năm học thứ 2 \m/

Sunday, 6 June 2010

Học học học

Học học học hộc máu mồm ta vẫn học
Học học học hốc mắt đen sì ta vẫn học
Học để ngày mai nên người
Học để cha mẹ được cười
Học để thầy cô không còn chê là mình lười
Học để óc chúng mình phình to bằng 10 quả bưởi
Học cho thành tiến sỹ cho thành giáo sư để cho mọi người được cười thật là tươi
Học học học hộc máu mồm ta vẫn học
Học học học hốc mắt đen sì ta vẫn học

Và ông mặt trời đã lên đêm qua em thức trắng cả 1 đêm,làm xong 25 bài toán bài tập về nhà và cả bài học thêm,bài tập làm xong em xếp gọn gàng thành một tệp,đầu em gật gù mắt em thiếu ngủ lúc nào cũng đòi khép,đôi chân lê lết mỏi mệt em bước đi đến trường,vác theo cái balo to tướng cái cặp nặng nề dáng em nhỏ bé nhưng trông em thật là thương.Hôm nay em phải chiến đấu với năm tiết học ở trường,chiều em học toán thầy Hùng học văn cô Hương em phải học đi học lại một bài như thế mới gọi là chất lượng,ôn tập nhiều lần và làm một đống bài tập em được thầy cô dạy cho trước chương trình,bởi vì em rất là thông minh,bởi vì em học rất đỉnh,học ngày học đêm học thêm học chính em học cả lúc đi vệ sinh,không có thì giờ cho mấy việc linh tinh

Em sinh ra là để học
Cuộc sống trôi như chong chóng
Em ngồi một chỗ em học
Bạn bè đá cầu đá bóng
Em vẫn nhốt mình trong phòng chẳng biết làm gì ngoài học
Tuổi thơ chủa em vứt vào 1 góc và chỉ có học mà thôi

(Ô la la cuộc đời này vui quá cơ
Ăn em thấy thơ ngủ em mơ thấy sách
Ô la la cuộc đời này đẹp quá cơ
Và chẳng có chi thời gian trôi đi ngoài học) (2 lần)

Một ngày có 24 giờ em dành 2 tiếng để ngủ còn lại em dành để học với cha mẹ em hình như như thế vẫn chưa đủ,thầy cô vẫn chưa hài lòng như thế vẫn còn ngu,muốn trở thành học sinh ưu tú em phải học ngay cả trong khi ngủ,kiến thức mà nhồi chưa đủ thì em vẫn bị thầy nói là ngu.Hôm nay em phải cố gắng em làm cho đủ chục bài về hàm số mũ,1 lũ lít nhít động từ tiếng Anh.Và em phải làm cho sạch phải làm cho nhanh phải tất cả mọi exercise.Bởi vì em không giống như ai,thầy cô muốn em trở thành một thiên tài,cha mẹ muốn em thật vĩ đại,còn em em thấy em dần bị biến thái,mắt em lồi hết ra ngoài,mặt em đeo 2 cái ghíp chai,dầy cộp dầy cộp người em gầy còm nhỏ xíu như 1 con nhái,thời tiết thay đổi 1 cái đủ làm em ốm em sốt em nôn,nhìn em mỗi lần học ôn trông như 1 cái xác không hồn,kỳ thi năm nay em phải là số 1,vì thế đêm nay em phải thức trắng em học đến 4 h,học thuộc hết thơ,định lý tiên đề em đều phải nhớ.... nhớ nhớ nhớ
.

Mọi người chìm vào giấc ngủ và mơ,riêng em một mình em bơ vơ,,1 đống bài toán vẫn đang chờ,em phải học thuộc hết 10 bài thơ,đồng hồ điểm đến 4h,và em gục ngã xuống bàn,màn đêm cũng đã tan trời cũng đã sáng 6h,vội vàng em soạn lại sách vở,em không muốn bị muộn giờ,để phải bỏ lỡ danh hiệu học sinh gương mẫu học sinh ngoan,nếu thế về nhà em sẽ bị quát bị nạt,Cuộc sống của em cứ thế trôi đi thật nhạt nhàm chán chẳng thi chẳng vị và những lúc buồn em vẫn thường ngồi em hát


(Ô la la cuộc đời này vui quá cơ
Ăn em thấy thơ ngủ em mơ thấy sách
Ô la la cuộc đời này đẹp quá cơ
Và chẳng có chi thời gian trôi đi ngoài học)