Nếu bạn may mắn, hay cách thú vị nào đó biết được mình thực sự muốn gì, muốn là ai, muốn làm gì, lúc ấy bạn sẽ biết rõ những gì cần làm.
Nhớ hãy phân biệt những thứ gì bạn muốn hiểu đến tận gốc rễ, những gì bạn chỉ cần sử dụng như 1 công cụ. Sức người có hạn, thời gian có hạn, cuộc đời có hạn... bạn chẳng thể 1 tay làm đủ mọi chuyện trên đời !
Và những quan sát này khiến tớ có những thay đổi trong suy nghĩ bởi ngày tớ đk NV2 vào khoa Toán Tin, tớ nghĩ được học Tin ít nhất là 50% chương trình, phần còn lại là mình tự cày bừa...
Khi xem chương trình học của các khoa Điện, Điện Tử, Sư phạm kỹ thuật, hay cả cơ khí ... khoa nào cũng có những môn liên quan đến lập trình.Và đọc đến đây, đừng nghĩ rằng họ chỉ học lung tung hay lập trình chuyên ngành: thằng bạn tớ học bên ĐTVT có môn lập trình game nữa (lập trình nâng cao).
[Cần ai đó rảnh rang lấy list các môn học liên quan đến lập trình của các khoa kể trên]
Nói thế để bạn hiểu răng, nếu không có ý định trở thành một lập trình viên, hãy sử dụng lập trình như 1 công cụ. Hãy nhìn lập trình như thứ gì đơn giản và bình dân, như word với powerpoint vậy... Nếu nó không phải mục đích của bạn, hãy biến nó thành 1 công cụ hữu ích. Và nếu C là quá phức tạp, hãy dùng Python
Hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đều đã học Tin học đại cương vào năm nhất, nghĩa là nó không phải thứ gì cao siêu giành riêng cho riêng sinh viên khoa nào. Và nếu bạn chưa đạt được trình độ của môn THĐC ấy thì hãy xem lại mình là ai?
Và cuối cùng nhận ra rằng: ngoài (một số ngành trong) khoa CNTT ra, tất cả các khoa khác đều dạy sinh viên lập trình để họ sử dụng chúng như những công cụ. Ở những khoa ấy, họ không đào tạo lập trình viên!
Nếu bạn hoàn thành tốt những môn học "tin" trong khoa toán, bạn là sinh viên khoa toán có trong tay 1 công cụ mạnh. Còn muốn trở thành 1 lập trình viên (developer), con đường của bạn còn rất dài ở phía trước... và nếu thành công, bạn sẽ là 1 developer có trong tay 1 công cụ rất mạnh (toán) :D
No comments:
Post a Comment