- ổ cứng truyền tải dữ liệu từ các track phía ngoài (hay còn gọi là các track đầu tiên) nhanh hơn các track phía trong (các track sau).
(hãy nhớ cái đĩa CD hình tròn, cái đĩa cứng có cái lõi cũng vậy vậy). Bí mật này giải thích rất nhiều "bí quyết" khi phân vùng ổ cứng.
Xem thêm hình trên wikipedia để hiểu về track (http://en.wikipedia.org/wiki/Disk_sector)
- các phân vùng nhỏ sẽ yêu cầu "đầu đọc" di chuyển ít hơn so với các phân vùng lớn. Di chuyển ít với lượng dữ liệu cần thực hiện không đổi tức là nhanh hơn.
(các điều trên đúng với ổ cứng từ được sử dụng phổ biến (HDD), và không đúng với ổ cứng rắn SSD).
2. Tại sao cần phân vùng ổ cứng?
Lịch sử
Ngày xưa dùng Windows, lý do để phân vùng ổ cứng (chia ổ) để "dễ sắp xếp" hay lý do kỹ thuật hơn là "để lúc cài lại Win thì chỉ việc format ổ C đi rồi cài lại vào đấy, dữ liệu các ổ khác sống khoẻ re".
Trên Ubuntu, cơ bản tất cả cũng sẽ nằm trên 1 partition (lúc cài đặt nó hướng dẫn thế), cùng lắm thì với advance user, Ubuntu giới thiệu việc tách riêng /home ra một partition khác. Một tác dụng dễ thấy của việc táchnày là để dùng nhiều OS (Linux-based OS) trên cùng một máy, lúc cần chỉ việc mount partition /home đó vào một thư mục và lại có thể truy cập các dữ liệu của mình.
Vậy còn lý do gì khác?
- Trên UNIX-like OS, các directory (thư mục) được chia rõ ràng để đảm nhiệm các công việc khác nhau. /etc, /usr, /var, /tmp ... vì làm công việc khác nhau nên chúng có những đặc tính khác nhau. /etc hay /usr thường chỉ để đọc trong khi /var hay /tmp thường dùng để ghi (và cả đọc). Nếu biết phân vùng hợp lý để đẩy /var và /tmp ra phía ngoài rìa đĩa thì performance (hiệu năng) sẽ được cải thiện.